Khảo Cứu Sách Rô-ma và Ga-la-ti (Chương 1 - Phần 4) tiếp theo

Khảo Cứu Sách Rô-ma và Ga-la-ti (Chương 1 - Phần 4) tiếp theo

 

“Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền –

Tuyên Ngôn Tự Do Của Cơ-Đốc Giáo”.

 

  • Kinh thánh nền tảng  Galati chương 1: 18-24
  • Câu gốc Galati 1:23 ” Họ chỉ nghe rằng người đã bắt bớ họ trước đây, nay đang rao truyền Phúc Âm về đức tin mà người đã cố sức tiêu diệt.”
  • Đề mục: .  Xác Định Rõ Phúc-âm.
  • Chủ Đề:  Phúc âm thật của Chúa Jesus Christ đã bày tỏ ra sự ban cho nhưng không và không phân biệt.  Trong khi đó các Tôn giáo khác thì kêu gọi sự nổ lực của chính con người.

 

Xác Định Rõ Phúc-âm (phần cuối).

 

    Có khi nào bạn đọc suy nghĩ về Phúc-âm mà Phao-lô rao giảng có gì đó” về đức tin quá mấu”không?

    Câu hỏi mà chúng ta cần đặc ra cho phần nầy là:  “Có lần nào sứ đồ Phao-lô tiếp xúc với những tín hữu Cơ-đốc khác sau khi ông tin nhận Chúa Jesus Christ không?”.  Theo Kinh thánh bày tỏ thì ” Lập tức tôi chẳng bàn với thịt và máu ” (Gal 1:16c ).  Phao-lô  có một quyết định thật rõ ràng là đi theo sự hướng dẫn của Chúa vì điều nầy là lợi lớn cho công việc nhà Chúa lúc nầy.  Vì nếu Phao-lô lên thành Giê-ru-se-lem nhập với những tín hữu nầy, cũng là người Do-thái như ông khó có thể thi hành chức vụ cho người Ngoại.

    Điều nầy làm cho chúng ta cần chú ý hơn đó là Phúc-âm dành “trước cho người Do-thái”(Congv 3:26; Rom 1:16), các sứ đồ khác cũng làm như vậy trong những năm đầu tiên(Congv 1:1-7”60).  Sự chết của E-tiên là một bước ngoặc và các tín hữu bị tản lạc họ đem Phúc-âm đến những nơi khác(Congv 8:4, 11:19).  Phi-líp đem Phúc-âm cho người Sa-ma-ri(Congv 8:1-40) và Phi-e-rơ (Congv 10:1-48).  Nhưng phần còn lại Phao-lô dành Phúc-âm cho rất nhiều người Ngoại Bang(Congv 22:21-22; Eph 3:1,8) và vì lý do tuyệt diệu nầy Thiên Chúa đã biệt riêng Phao-lô ra khỏi chức vụ chủ yếu dành cho người Do-thái mà các sứ đồ khác đang đảm nhận tại Giê-ru-sa-lem.  

    Bài học nầy chúng ta xem xét Phao-lô đi đâu sau khi tin Chúa?  Phao-lô đã nhấn mạnh rằng ông không có cơ hội nào để nhận lãnh sứ điệp hoặc lời kêu gọi vào chức vụ sứ đồ từ bất kỳ ai các vị lãnh đạo Hội thánh lúc nầy và Phao-lô đã trình tự cuộc đời ông sau khi tin Chúa của mình rất chính xác theo dòng thời gian.

 

 

3/. Sau khi tin nhận Chúa.

Sứ đồ Phao-lô đến A-ra-bi (Gal 1:17b ).  Việc nầy xảy ra sau khi ông bắt đầu chức vụ tại Đa-mách - Sau-lơ ở lại vài ngày với các môn đệ Chúa tại Đa-mách.  Lập tức ông vào các hội đường Do Thái truyền giảng rằng: Đức Chúa Giê-su chính là Con Đức Chúa Trời (Congv 9:19-20).  Sau-lơ ngày càng đầy quyền năng bắt bẻ những người Do Thái tại Đa-mách, lập luận chứng minh rằng: Đức Chúa Giê-su chính là Chúa Cứu Thế.(Congv 9:22).  Thay vì”bàn với thịt và huyết”- Phao-lô tự học hỏi, cầu nguyện, suy gẫm và gặp gỡ Chúa.  Có lẽ ông đã thực hiện việc nầy với trọn thời gian tại A-ra-bi(Gal 1:18) và rất có thể ông rao giảng Phúc-âm và lớn lên trong đời sống thuộc linh cá nhân.  Các sứ đồ ban đầu đã học cùng Chúa Jesus ba năm, Phao-lô chắc chắn Chúa cũng dạy dỗ như vậy(có thể riêng tư). 

  • Sứ đồ Phao-lô trở lại Đa-mách (Gal 1:17c ).  Vào thời điểm nầy Phao-lô có dự định đi về Giê-ru-sa-lem là hợp lý nhưng Chúa điều động ông đi theo hướng khác.  Trong quá khứ ông đã có nợ máu với Cơ-đốc nhân và với người Do-thái giáo thì hiện nay ông là phản loạn, cho nên việc ông trở lại chắc sẽ gặp nhiều trở ngại trong chức vụ.  Có thể việc”việc dùng cái thúng”(Congv 9:23-25, 2Cor 11:32-33) đã xảy ra vào thời điểm nầy ông đang đối diện sự bách hại.  Việc trở lại Đa-mách của Phao-lô là có nguy cơ bị hãm hại đến tính mạng, vì hiện tại những: nhà lãnh và các Ra-bi Do-thái giáo đang xem ông như một kẻ thù nguy hiểm và qua sự kiện này đã minh chứng kinh nghiệm Phao-lô gặp Chúa là sự thật.
  • Sứ đồ Phao-lô viếng thăm Giê-ru-sa-lem (Gal 1:18-20 ).   Khoảng ba năm sau kể từ ngày ông gặp Chúa, mục đích chuyến đi nầy là ông muốn thăm sứ đồ Phi-e-rơ.  Nhưng ông phải trả giá trong những khó khăn mới được thông công với Hội thánh!(Côngv 9:26-28).  Lúc nầy Phao-lô đang trước tình cảnh bị các sứ đồ khác nghi ngờ vì chức vụ và sứ điệp của ông không đến từ Hội thánh và các lãnh đạo Giáo hội nên ông không được hoan nghinh mà ngược lại.

- Sứ đồ Phao-lô trở về quê hương tại Tạc-sơ (Gal 1:21-23 ).   Lý do mà Phao-lô trở về quê hương: mạng sống của ông đang bị đe dọa tại Giê-ru-sa-lem, như đã từng bị tại Đa-mách -Vậy, Sau-lơ ở lại với họ, tự do ra vào thành Giê-ru-sa-lem, mạnh dạn truyền giảng trong danh Chúa.  Ông cũng nói chuyện và tranh luận với những người Do Thái nói tiếng Hy Lạp nhưng họ tìm cách ám sát ông.  Được tin ấy, các anh em tín hữu đưa ông xuống Sê-sa-rê rồi phái đi Tạc-sơ. Vì thế, Hội Thánh khắp vùng Giu-đê, Ga-li-lê và Sa-ma-ri được bình an một thời gian. Hội Thánh được xây dựng, sống trong sự kính sợ Chúa, và nhờ Đức Thánh Linh nâng đỡ, số tín hữu ngày càng gia tăng(Congv 9:28-31).  Trên đoạn đường đi Phao-lô đã giảng Phúc-âm tại các nơi: Si-li-si và quê hương ông(Congv 21:39, 22:3, 15:23).  Có thể Phao-lô lưu lại đây bảy năm, cho đến khi gặp Ba-na-ba tuyển chọn ông phục vụ tại An-ti-ôt(Congv 11:39-26).

  • Sự trả giá cho Phúc-âm Chúa Jesus Christ.

Nhiều ngày trôi qua, người Do Thái bàn kế giết Sau-lơ, nhưng ông biết được âm mưu đó. Họ canh giữ rất nghiêm mật các cổng thành cả ngày lẫn đêm để bắt giết ông. Nhưng ban đêm, các môn đệ Chúa đem ông đặt vào cái thúng dòng dây thả xuống bên ngoài tường thành.  Về đến Giê-ru-sa-lem, ông cố gắng gia nhập với các môn đệ Chúa nhưng tất cả đều gờm sợ, không tin rằng ông là môn đệ thật. .(Congv 9:23-26)

Dân chúng nghe đến đây liền nổi lên hò hét: “Hãy tiêu diệt loại người đó khỏi mặt đất! Nó không đáng sống nữa!” Họ gào thét, phất áo tung bụi đất lên trời.  Viên quan truyền đem Phao-lô vào đồn tra tấn bằng roi đòn để biết rõ vì sao mà ông bị dân chúng tố cáo(Congv 22:22-24).

  • Những điều rất mong sự chú ý của bạn đọc:

* Căn cứ vào sự qui đạo và những cuộc tiếp xúc của Phao-lô, ai có thể buộc tội ông vay mượn hoặc tự tạo ra sứ điệp hay tự khoác lấy chức vụ cho mình? Chắc chắn Phao-lô đã nhận Phúc-âm nầy, bởi sự mạc khải của Chúa Jesus(Rom 1:5; 1Cor 11:23, 15:3).  Vì vậy, chúng ta phải cẩn trọng với Phúc-âm vì nó không phải là sự phát minh từ con người nhưng chính là chân lý của Đức Chúa Trời.

*  Lúc Phao-lô trở lại đạo, Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ ra cho ông trong tương lai(Congv 26:16), rõ ràng Ngài muốn bày tỏ chân lý của Ngài ra cho ông.  Điều nầy có nghĩa là Đấng Christ trong bốn sách Phúc-âm và Đấng Christ trong các thư tín là một; không mâu thuẫn giữa Đấng Christ và Phao-lô(2Tes 3:3-15).  Ngoài ra, sứ đồ Phi-e-rơ xác nhận các thư của sứ đồ Phao-lô là Kinh thánh (2Phie 3:15-16).

Lời kết:

“Các giáo sư Do-thái” ngày nay cũng giống như những người ngày xưa đang tìm cách khước từ thẩm quyền của Phao-lô và họ còn tìm cách làm giảm giá trị Phúc-âm ân điển dư dật bội phần: “ tội lỗi gia tăng thì ân điển càng dư dật”.  Họ đang cộng các “luật pháp” - những tư tưởng của nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, các chính sách tôn giáo hoặc các tổ chức tôn giáo,”bạn không thể được cứu trừ khi… là sứ điệp của họ”(congv 15:1) và trừ khi bạn phải tham gia vào nhóm của họ và tuân thủ luật lệ của họ.

Nếu bạn can đảm đề cập đến Phúc-âm của ân điển như Chúa Jesus thì bạn hãy nương cậy vào năng quyền từ Thánh linh để đủ sức!  Và bạn nên nhớ rằng” Nếu ai truyền cho anh chị em một phúc âm nào khác với Phúc Âm anh chị em đã nhận, thì kẻ ấy đáng bị nguyền rủa.”(Gal 1:9).

Khi một tội nhân tin nhận Đấng Christ và được tái sinh(Giăng 3:1-18), người ấy được tự do, người ấy được cứu rỗi- được chính Chúa Jesus chuộc mua và Ngài ban cho họ tự do.  Người ấy không còn ở trong xiềng xích tội lỗi hoặc Sa-tan, người ấy không còn sự ràng buộc bởi tôn giáo của con người (Gal 4:1-11, 5:1).”  Vậy, nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do”(Gi ăng 8:36).

Kính mong quí độc giả đón đọc tiếp các phần của những chương sau!

Mục sư Lê Quí Hữu

 


 https://www.vietmenchurch.tk - Vietnamese Mennonite Church © 2010 All rights reserved.

Email: vietmenchurch09@gmail.com - Tel: (084) 8107163