Hội Thánh Miền Nam Sau Năm 1954

Hội Thánh Miền Nam Sau Năm 1954

- Tin Lành ở Miền Nam phát triển mạnh và có nhiều tiến bộ lớn, với những nỗ lực lớn để truyền giáo cho đồng bào. Tuy nhiên quá trình phát triển cũng gặp không ít trở ngại.

Tin Lành Ở Miền Nam Sau 1954

Sau khi bị chia cắt, năm 1955 Hội Thánh Tin Lành Miền Nam đã tổ chức Hội Đồng Mục Sư Truyền đạo tại Gia Định.

Đến năm 1960 Tổng Liên Hội Miền Nam có thêm Thượng Hạt. Cũng trong năm này, Trường Kinh Thánh dời vào Nha Trang và trở thành Thánh Kinh Thần Học Viện trong cơ sở Hòn Chồng, có đủ tiện nghi cho 200 học sinh và sinh viên nội trú.

100 4 b hoi dong ms truyen dao 1955

Hội đồng các mục sư truyền đạo của Hội thánh miền Nam năm 1955 tại Gia Định

Năm 1961, Hội Thánh tổ chức lễ Kỷ niệm 60 năm Tin Lành đến Việt Nam. Tại Sài Gòn, nhóm Sinh viên và Học sinh Tin Lành thành lập. Trong khi đó Các Chẩn Y Viện được thành lập: Nha Trang, Ban Mê Thuột, Pleiku.

Năm 1962 Trung hạt chia thành Bắc và Nam

Năm 1967 Chương Trình Truyền Đạo Sâu Rộng bắt đầu. Một ủy ban được thành lập để đôn đốc và hướng dẫn Hội Thánh theo khẩu hiệu "Tất cả cho người chưa được cứu".

Năm 1969 Nam hạt chia thành Đông Nam và Tây Nam. Thượng hạt chia thành Trung và Nam Thượng Hạt.

Năm 1970 Thành lập Nhà In Tin Lành Sài Gòn

Trải qua một thời gian kể từ sau khi bị chia cắt, Hội Thánh Tin Lành Miền Nam đã có những bước tăng trưởng như sau:

Từ 1963 đến 1970 số tín đồ Tin Lành tại miền Nam gia tăng gấp đôi.

Năm 1953 số tín đồ miền Nam chỉ vào khoảng 13.155. Năm 1960 gia tăng thành 26.842. Năm 1970 là 106.091.

100 4 b ms doan van mieng hoi trg httlmn 60-76

Mục sư Hội trưởng Đoàn Văn Miêng (từ năm 1960 -1976)

100 4 b tu nghiep truyen hinh

Năm 1968 theo thống kê, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam ở nam vĩ tuyến 17 có 334 chi hội, 131 Mục Sư , 151 Truyền Ðạo, 68 Truyền Ðạo Sinh, chăm sóc khoảng 50,000 tín đồ chính thức, 250,000 chưa chính thức. Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp có 96 Giáo sĩ cộng tác và yểm trợ.

Nhiều nhà thờ mới thành lập. Số nhà thờ tăng gấp đôi từ 1953 đến 1970. Các nhóm tín hữu từ Quảng Ngãi, Quảng Nam có 30 Hội Thánh với tên gọi là Khu Dinh Điền.

Năm 1971 nhà thờ Dinh Điền chỉ còn 7, vì tình hình an ninh.

Trong những vùng chiến sự, tín đồ gặp nhiều khó khăn và việc thờ phượng bị gián đoạn nhiều.

Tính đến thời gian này, ngoài Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (C&MA), một số giáo phái Tin Lành khác chủ yếu hoạt động tại miền Nam gồm có:

Mennonite (1954) MCC - Eastern Mennonite Board of Mission. 1975: 500 tín đồ., chủ yếu ở Sài Gòn và Cần thơ

Cơ Đốc Truyền Giáo Hội (1956) G.H Smith, WEC Chuyên truyền giáo cho sắc tộc. Năm 1973 đã có 16.350 tín đồ (với 2350 tín đồ đã được báp tem)

Southern Baptist (1959) có 16 chi hội trước 1975 với 10 nghìn tín đồ.

Church of Christ (1963) 1975: 500 tín đồ với ba cơ sở từ thiện.

Ngũ Tuần (1970) Sài Gòn và Vũng Tàu 1975: 500 tín đồ.

Biến cố 1975

Từ cuối năm 1973, Hoa-kỳ rút quân khỏi Việt Nam, nhiều tỉnh dần dần nằm trong sự quản lý của chính quyền miền Bắc tiến. Các đợt tản cư bắt đầu tràn về miền Nam.

Đầu năm 1975 Sài Gòn trở thành trại tạm cư của hàng chục nghìn người từ các tỉnh cao nguyên và miền Trung về. Một số đông tín đồ cũng theo các đợt di tản vào Nam.

Sau Tháng Tư 1975

Hội Thánh gặp nhiều khó khăn. Những cuộc vượt biên bắt đầu (Khoảng 1600 tín đồ vượt biên) và những cuộc bắt bớ cũng bắt đầu. Hội thánh Miền Nam kinh nghiệm áp lực của nhà cầm quyền trên mọi lĩnh vực. Nhiều nhà thờ bị đóng cửa, Mục sư và truyền đạo bị thẩm vấn, đưa đi cải tạo, nhất là các tuyên úy quân đội. Trong khi đó, một số nhà thờ vẫn được mở ra: An Đông, Trần Cao Vân.……

Hội thánh người tỵ nạn bắt đầu ở hải ngoại trong các trại tỵ nạn.

Nhìn lại Hội Thánh trong thời gian vừa qua, chúng ta nhận thấy rằng:

Tin Lành vẫn còn là thiểu số:146.089 với 530 chi hội; 190 Mục Sư, 167 truyền đạo và 155 truyền đạo sinh. (Kể cả HT sắc tộc.)

Hội thánh vẫn còn trong giai đoạn truyền giảng Tin Lành.

Văn Phẩm Tin Lành còn sơ khai.

Việc đào tạo và huấn luyện nhân sự chưa tổ chức quy mô. Tất cả hội thánh nương dựa trên bài giảng ngày Chủ nhật của người chăn.

Giáo sĩ và Mục Sư Truyền đạo chỉ chuyên giảng Tin Lành, không tổ chức huấn luyện và giáo dục, vì vậy kiến thức của tín đồ còn có giới hạn. Nhiều lĩnh vực không bao giờ được đưa ra học tập hay thảo luận. (Khoa học và Kinh Thánh, Thuyết tiến hóa, Các ý thức hệ, Phương pháp khảo học Kinh Thánh cá nhân, Tà giáo và Giáo phái..)

Từ Sau 1975

Mọi hoạt động của Hội thánh đều phải có phép của Ban Tôn Giáo và cơ quan an ninh. Chính sách bài trừ tôn giáo vẫn duy trì do viện Nghiên Cứu Tôn Giáo chỉ đạo. Người theo Tin Lành bị đối xử phân biệt như trong việc học hành, việc làm, quyền lợi... sau thời gian này.

Trong nước không còn giáo sĩ, không còn trường thần đạo. Việc truyền giáo bị thu hẹp trong nhà thờ. Nhà nước cấm cá nhân truyền đạo.

Năm 1976: Hội Ðồng Tổng Liên Hội lần thứ 42 được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh. Cụ Mục Sư Ông Văn Huyên đắc cử Hội Trưởng.

Năm 1992-1994: Chương trình xuất bản Kinh Thánh Việt Nam được chính quyền cho phép nhập 33.000 Kinh Thánh và 20.000 Thánh Ca.

Năm 1994-2000: Chính quyền cho phép in 85.000 Kinh Thánh Tân Cựu, 65.000 Tân Ước, 25.000 Thánh Ca, 80.000 sách Tin Lành và 120.000 chuyện tích Kinh Thánh...

Từ 1977 đến 2000 không có Hội Đồng của Giáo Hội.

Năm 2001, Hội Thánh Tin Lành Miền Nam bước vào một chặng đường mới. Ngày 7-9/2/2001: Ðại Hội Ðồng Tổng Liên Hội lần thứ I (lần 43 theo lịch sử Giáo Hội) được tổ chức tại Thánh đường 155 Trần Hưng Ðạo, Quận I, TP Hồ Chí Minh. Hiến Chương được thông qua và tân Ban Trị Sự Tổng Liên được bầu chọn cho nhiệm kỳ 2001-2004. Ngày 16/3/2000: Theo Quyết định số 15-QÐ/TGCP của Ban Tôn Giáo Chính Phủ, đã quyết định công nhận Tư Cách Pháp Nhân của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) được hoạt động theo Hiến Chương đã được thông qua tại Ðại Hội Ðồng Tổng Liên Hội lần I/2000 (lần 43 theo lịch sử Giáo Hội), đã chấp thuận nhân sự Ban Trị Sự Tổng Liên Hội, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), gồm 23 vị được đắc cử tại Ðại Hội Ðồng.

Những ngày tháng dài Hội Thánh Chúa tìm hướng phát triển trong nhiều khó khăn. Và ngày hôm nay, Đức Chúa Trời đang mở ra nhiều vận hội mới cho Hội thánh Ngài, và Chúa đang thực sự cần những con người trung tín và tận hiến để nắm bắt những cơ hội đó. Mời quí vị tiếp tục theo dõi kỳ cuối của chuyên đề này với chủ đề: Tin Lành Việt Nam Hiện Tại Và Những Vận Hội Mới

Còn tiếp...

 


 https://www.vietmenchurch.tk - Vietnamese Mennonite Church © 2010 All rights reserved.

Email: vietmenchurch09@gmail.com - Tel: (084) 8107163