100 Năm Tin Lành VN: Hội Thánh Tự Chủ Và Phát Triển Trong Khó Khăn (1927 – 1954)

100 Năm Tin Lành VN: Hội Thánh Tự Chủ Và Phát Triển Trong Khó Khăn (1927 – 1954)


In
Email
 

 Sau những bước đi đầy khó khăn từ những năm 1911, Tin Lành Việt Nam đang đức trước cơn bách hại lớn cùng những thách thức to lớn, nhưng Hội Thánh thì ngày lại càng phát triển. Mới quí vị theo dõi tiếp kỳ 4 của chuyên đề “100 năm Tin Lành đến Việt Nam” với những nghiên cứu trong giai đoạn 1927 – 1954.

Phong Trào Hội Thánh Bản Xứ (1927 – 1945)

Năm 1927, sau 16 năm hoạt động, kết quả đầu tiên gặt hái được vào tháng 3 năm 1927: 74 Hội thánh với 4.236 tín đồ rải rác từ miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam và Cam-pu-chia đã kết hợp với nhau thành Hội Tin Lành Ðông Pháp (Evangelical Church of French Indochina) do người Việt quản trị.

Hội Đồng Tổng Liên Hội lần thứ tư tại Tourane (Đà Nẵng) của Hội Tin Lành Đông Pháp (5-13/3/1927). Các vị sau đây được đề cử phong chức Mục Sư: Quốc Phục Hòa, Trần Dĩnh, Dương Nhữ Tiếp, Lê Văn Long, Đoàn Văn Khánh, Nguyễn hữu Khanh. Hai vị Nguyễn Hữu Đinh và Phạm Thành cũng được đề nghị, với điều kiện là tiếp tục học Kinh Thánh hàm thụ tại trường Kinh Thánh Trung Hoa cho đến khi hoàn tất.

Ban chấp hành lâm thời, nhiệm kỳ một năm, gồm Mục sư Hoàng Trọng Thừa, Hội trưởng; Mục sư Trần Dỉnh, Phó Hội trưởng, Mục sư Dương Nhữ Tiếp, Thơ ký; Ông Trần Thành Long, Thủ quỷ; và Mục sư Lê Văn Long, hội viên. Hội đồng cũng đề cử một ban để hoạt động chung với Ban truyền giáo của Giáo hội C&MA, ban truyền giáo này gồm có các Giáo sĩ J. D. Olsen, E. F. Irwin, W. C. Cadman, D. I. Jeffrey và I. R. Stebbins (thân phụ của Giáo sĩ Thomas Stebbins, Tôn Thất Bình).

Năm 1928 Nhà nước thuộc địa Pháp và Triều Đình Huế ra lệnh cấm các tôn giáo ngoài Công giáo. Tin Lành bị bắt bớ. Ông bà Cadman bị giữ passport vì vi phạm luật. Mục sư Phan Ðình Liệu bị bắt và giam tù vì giảng đạo. Nhưng khi ở trong tù Mục sư Liệu đã làm chứng đạo cho hơn 10 tù nhân tin Chúa. Hội Thánh Pháp tại Hà Nội do Mục Sư Calas phản đối lên toàn quyền Pháp và Hiệp Hội Tin Lành Pháp phản đối lên Quốc Hội Pháp.

Ngày 4 Tháng 12 năm 1929, Triều đình ban chiếu giải thích lại hoà ước 1884 và cho phép Tin Lành được hoạt động truyền giáo.

100 3 mot trong cac nha tho dau tien

100 3 hoi thanh ha noi

Hội Thánh Hà Nội năm 1930

100 3 hoi thanh gia thuong gia lam 1932

Hội Thánh Hạt Thượng Gia Lâm, năm 1932

100 3 giao si hine va ong tin do nguoi dao 1932 tai lang son

Giáo sỹ Hine và một tín đồ người Dao ở Lạng Sơn năm 1932

100 3 lang son 1933

Các giáo sỹ và tín đồ tại Lạng Sơn năm 1933

100 3 dong mo lang son 1939

Hội Thánh Đồng Mỏ, Lạng Sơn năm 1935

100 3 lang son 1936

Tin Lành tại Lạng Sơn năm 1936

100 3 ngi mn sn u  lng sn

Người Mán Sơn Đầu ở Lạng Sơn Mừng Chúa Giáng Sinh

100 3 tin lanh lang son 32

Các tín hữu Tin Lành Lạng Sơn mừng Chúa giáng sinh năm 1937

100 3 hoi dong dia hat bac ky ti lang son 1937

Hội đồng Địa hạt Bắc Kỳ tại Lạng Sơn năm 1937

100 3 nha tho lang son

Nhà thờ Tin lành Lạng Sơn

100 3 cao bang

Các tín hữu Tin Lành tại Cao Bằng

100 3 chuyen xe lua cho tin do di du hoi dong lang son

Chuyến xe lửa chở các tín hữu đi dự Hội đồng Lạng Sơn

100 3 hoi dong tong lien tai lac thanh1937

Hội đồng Tổng liên hội được tổ chức tại Lạc Thành năm 1937

Hội Thánh cho đến năm 1931 đã có:

-         Quản trị Hành Chánh: Tổng Liên Hội, Hội Trưởng, Chủ Nhiệm ba Hạt và các ban trị sự.  Hội đồng các cấp để tu dưỡng tâm linh và tổ chức (1924,25,26,27).

-         Trường Kinh Thánh đào tạo mục sư truyền đạo.

-         Kinh thánh và Thơ Thánh (Thánh Ca).

-         Thánh Kinh Báo (3/1931): Cơ quan thông tin, xây dựng tâm linh và bài học Chủ Nhật. Mục Sư Cadman là Chủ Bút.Theo tờ Thánh Kinh Báo tại miền Nam Trung Hoa.

-         Các lớp Kinh Thánh đoản kỳ do các Giáo sĩ hướng dẫn. (Bà Homera Homer Dixon).

-         Khởi đầu việc truyền giáo cho các dân tộc vùng cao.

Năm 1937, Hội Đồng Tổng Liên Hội được tổ chức tại Lạc Thành.

Hội Thánh đến năm 1938 gồm: 217 hội thánh trên toàn quốc, riêng miền Bắc 58 nhà thờ và địa diểm nhóm họp. 1117 người chịu báp tem. 39 mục sư VN được thụ phong. Tại Việt Nam đến bấy giờ có 68 giáo sĩ.

100 3 bs tong thuong tiet va ong ba giao si hine

Mục sư, tiến sỹ Tống Thượng Tiết (bên trái) và ông bà giáo sỹ Van Hine năm 1938

Cũng trong năm 1938, Hội Tin Lành Việt Nam đã mời sứ giả phục hưng tại Trung Quốc, Bác sĩ Tống Thượng Tiết sang giảng phấn hưng tại Vĩnh Long, Đà Nẵng, Hà Nội đem đến nhiều kết quả lớn lao cho công việc Chúa. Nhiều người cầu nguyện tiếp nhận Chúa, nhiều thanh niên đứng lên dâng mình hầu việc. Hội Thánh được tươi mới rất nhiều.

Tình hình phát triển công việc Chúa được tóm lược như sau:

Năm

 

1921

 

1930

 

1940

Số HT

 

7

 

78

 

123

Số HT Tự trị

 

1

 

19

 

86

Số người truyền đạo

 

8

 

70

 

132

Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai

Chính quyền Vichy của Pháp giao Ðông Dương cho Nhật Bản

Người Âu Mỹ bị tập trung tại các trại ở Mỹ Tho. Các Mục Sư và người phục vụ Chúa bị tình nghi là gián điệp cho các tổ chức chính trị nước ngoài. Một số phải di tản lên núi để trốn tránh.

Chiến tranh đã ảnh hưởng nặng nề đến các Hội thánh tại miền Bắc

Năm 1940 miền Bắc  có 57 nhà thờ chính và phụ, 34 trong số này tự trị tự lập. Năm 1941:  36 nhà thờ, 23 đóng cửa vì các rối reng về quân sự và kinh tế. Từ năm 1940-1945: 18.3% mục sư chuyển vào miền Nam, 26.6% bỏ chức vụ vì đau ốm và cực khổ quá độ (một nửa chết trong chức vụ).

Tại miền Trung có một nhà thờ bị đóng cửa trong thời gian này.

Tuy nhiên tại miền Nam, 10 nhà thờ mới được khai trương. Hiến chương HTTL được công nhận. Hội Truyền Giáo Việt Nam được thành lập để đưa người đi làm giáo sĩ trong vùng người dân tộc thiểu số, cùng hợp tác với giáo sĩ nước ngoài.

100 3 the chien 2

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam và Hội Thánh Chúa còn mới lập nền móng tại Việt Nam

100 3 nha tho hai phong

Nhà thờ Tin lành Hải Phòng bị đổ nát trong chiến tranh

100 3 cac giao si bi giam tai my tho gio phat thu

Các giáo sỹ bị tập trung tại Mỹ Tho trong chiến tranh thế giới thứ hai đang giờ nhận thư

Công việc Truyền Giáo Trong thời Kỳ Khó Khăn

Tin Lành Ở Miền Bắc

Việc truyền giáo được thực hiện ở hầu hết các tỉnh thành miền Bắc: Hải Phòng (1915), Sơn Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn (1929), Cao Bằng, Hòa Bình (1932), Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Sơn La (1937), Thanh Hóa (1938).

Có những thành phần trí thức tin Chúa: Giáo sư Nguyễn Đức Thục và ông Dương Nhữ Tiếp (Tốt nghiệp Đại Học Hà Nội).

Ở Hà Nội đã có: Nhà Thờ, Cơ sở Giáo Sĩ, Nhà In Tin Lành (1917)

Tuy công tác truyền giáo được thực hiện tích cực nhưng Bắc Kỳ đáp ứng rất chậm với đạo Chúa. Năm 1929 chỉ có 142 tín đồ trung thành tại Bắc Kỳ so với 2000 tại Miền Trung và 3820 tại Miền Nam. Việc này vẫn diễn tiến như thế cho đến 70 năm sau.

100 3 ong ba doc hoc olsen va cac hoc vien trg kinh thanh

Ông bà đốc học Jonh Drange Olsen và các học viên Trường Kinh Thánh

100 3 ong ba giao si cadman voi cac tin do tai ha noi
Ông bà giáo sỹ W.C. Cadman và các tín hữu Hà Nội năm 1943

100 3 muc su truyen dao bac viet 1952

Các Mục sư, Truyền đạo Bắc Việt năm 1952

100 3 hng trc ms l-vn-long msht l-vn-thi ms trn-xun-h ms ng-vn-huyn

Các lãnh đạo của Hội Thánh trước 1954: Hàng trước: MS Lê-Văn-Long, MSHT Lê-Văn-Thái, MS Trần-Xuân-Hỉ, MS Ông-Văn-Huyên. Hàng sau: MS Trần-Văn-Ðê, GS Van Hine, MS Duy-cách-Lâm

100 3 ms hoi trg le van thai 1942

Mục sư Lê Văn Thái, Hội trưởng Hội thánh Tin Lành Việt Nam từ năm 1942 đến năm 1963

Slide 168

Năm 1940 miền Bắc  có 57 nhà thờ chính và phụ, 34 trong số này tự trị tự lập. Năm 1941:  36 nhà thờ, 23 đóng cửa vì các rối reng về quân sự và kinh tế. Từ năm 1940-1945: 18.3% mục sư chuyển vào miền Nam, 26.6% bỏ chức vụ vì đau ốm và cực khổ quá độ (một nửa chết trong chức vụ).

Năm 1945 nhà in phải đóng cửa và dời vào Đà Lạt. Thánh Kinh Báo cũng phải đình bản (bốn năm).

Chiến tranh Việt-Pháp 1946-1947 làm cho 90% nhà thờ bị hủy phá và Hội Thánh tan lạc.  Năm 1947 có lúc miền Bắc chỉ còn ba mục sư quản nhiệm nhà thờ, cuối năm tăng lên 8 nhà thờ. Năm 1951 có 16 nhà thờ nằm trong vùng của tổ chức Việt Minh kiểm soát.

Năm 1954 khi đất nước chia đôi, miền Bắc chỉ còn 11 Mục Sư Truyền Đạo, 9 vị khác theo đoàn di cư vào Nam.

Tin Lành Ở Miền Trung

Tà thuyết Chúa Tái Lâm

Năm 1943, tại Vinh Mục Sư Trần Như Tuân, đọc một cuốn sách về việc tiên đoán ngày Chúa tái lâm (1940) trong tủ sách của một giáo sĩ,  và nghiên cứu Sấm Trạng Trình,  đã đưa ra ngày Chúa trở lại là 17 tháng Chín 1944. Sửa lại là 30-9 và sau cùng là 1 tháng Mười 1945.  Tín đồ  Vinh và Thanh Hoá bán nhà cửa theo ông chờ Chúa tái lâm. Kết quả là sai lầm và mọi người tuyệt vọng bỏ Chúa. Nhiều Mục Sư, Truyền đạo và cả một Chủ Nhiệm theo ông Tuân. Phong trào này lan khắp miền Trung và Nam gây nhiều tai hại.Năm 1950 MS Tuân bị dứt phép thông công nhưng vẫn có một số người theo ông tại nhà riêng. Ông tự xưng là Eli-Christ.

Năm 1945 Trường Kinh Thánh đóng cửa 3 khóa, nhưng sau không có học sinh nhiều, vì bị động viên vào quân đội.

Năm 1947, 16 nhà thờ và nhà nguyện phải đóng cửa,  nhiều nơi khác bị tàn phá.

Năm 1949 nhà in Tin Lành tại Đà Lạt tái hoạt động.

Năm 1950 cuốn Thánh Ca được phát hành.

Năm 1951 miền Trung chỉ có 8 nhà thờ, còn lại bị đóng cửa. Tuy thế cũng có hơn 800 người chịu báp tem tại miền Trung trong năm 1951.

Vì sống trong vùng của tổ chức Việt Minh kiểm soát (từ Thu Bồn đến Thạch Bàn), năm 1952, 17 hội thánh, Mục sư truyền đạo và tín đồ bị bách hại nhiều. Nhiều tín đồ phải bỏ đức tin, nhiều người khác phải tìm về vùng khác để sinh sống.

Năm 1954 con số nhà thờ tăng thêm 7 nhưng số tín đồ giảm nhiều.

Về xã hội, năm 1953 lần đầu tiên Cô Nhi Viện Tin Lành và Trường Tiểu Học Bết-lê-hem thành lập tại Nha Trang.

Năm 1953 Cô Nhi Viện Tin Lành Nha Trang mở cửa đón 28 cô nhi, 12 năm sau có 256 cô nhi được nuôi và dạy trong trường Bết-lê-hem. Cố MS Lê Văn Thái sáng lập. Tài trợ cho Cô Nhi Viện Tin Lành là do cơ quan Children Christian Fund (CCF) cùng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Cô nhi học cho đến 16 tuổi thì được thân nhân đưa về tư gia nuôi.

 

Tin Lành Ở Miền Nam

Miền Nam không có những trận chiến lớn như miền Bắc và nhưng cũng chia thành vùng Việt Minh và quốc gia.  Ngoài ra còn các nhóm vũ trang giáo phái như Bình Xuyên, Hoà Hảo và Cao Đài chiếm giữ các khu vực lớn, gây nhiều trở ngại cho truyền giáo.

Năm 1946-1947, các cuộc giao tranh làm cho 30 nhà thờ nông thôn phải đóng cửa. Nhiều nhà thờ bị hủy phá hay quân đội chiếm.

Năm 1953 còn 61 nhà thờ hoạt động, nhưng 12 nhà thờ không thể tự túc. Phải đóng thuế cho hai bên.

Vì tình trạng bất an về chính trị và kinh tế, nhiều người bỏ ra thành thị sinh sống. Sài Gòn-Chợ Lớn lúc này có 2 triệu dân. Số người chịu báp tem mỗi năm khoảng 400. Cuộc di cư của người miền Bắc cũng là cơ hội mở Hội Thánh mới.

Biến Cố Năm 1954

100 3 cuoc di cu vao nam 1954

Cuộc di cư của người miền Bắc vào Nam năm 1954

Hiệp Ðịnh Genève chia Việt Nam thành hai nước, ranh giới là vĩ tuyến 17. Lào và Cam Pu Chia được độc lập.

860.000 người di cư vào miền Nam. Trong đó có 676.348 Công Giáo, 182.817 Phật Giáo. 1.041 Tin Lành (cùng 10 Mục Sư Truyền đạo.

Slide 111

Những biến động của chiến tranh và chính trình trong suốt những năm này đã không ngăn được bước phát triển của Hội Thánh Chúa tại Việt Nam. Mời quí độc giả  đón xem kỳ tiếp theo của chuyên đề này với nội dung: Tin Lành Việt Nam Sau 1954.

Còn tiếp...

Các bài liên quan:

Kỳ 1 - Công Cuộc Truyền Giáo Của Công Giáo La Mã Vào Việt Nam

Kỳ 2 - Giai Đoạn Chuẩn Bị Trước Khi Truyền Giáo Tin Lành Cho Việt Nam

Kỳ 3 - Tin Lành Đến Việt Nam & Giai Đoạn Thành Lập Hội Thánh Sơ Khai (1911-1927)

 

Tác giả: Nguyễn Sinh

Biên tập: Lê Tuấn – Linh Ân

Nguồn Tài Liệu tham khảo:
Lê Hoàng Phu Thesis
Reg Reimer Thesis
Catholic Encyclopedia
With Christ In Indochina
CMA Archives
 
Và các nguồn tài liệu sau đây:

100 1 cac tai lieu tham khao


 https://www.vietmenchurch.tk - Vietnamese Mennonite Church © 2010 All rights reserved.

Email: vietmenchurch09@gmail.com - Tel: (084) 8107163