CHƯƠNG 25: NGHIÊN CỨU VỀ SÁCH CÔNG VỤ

CHƯƠNG 25: NGHIÊN CỨU VỀ SÁCH CÔNG VỤ

Luca đã viết sách Công vụ giữa năm 63-65 S.C. Sách này ghi lại lịch sử của ba mươi ba năm đầu tiên của chức vụ Đấng Christ ngồi tại bên hữu Đức Chúa Trời. Chính là một khải thị về những biến cố tiềm ẩn của sự cứu chuộc qua Đức Thánh Linh.

Không một ai ngoại trừ Êtiên và Banaba được Kinh Thánh khen tặng. Phaolô hầu việc Chúa thầm lặng như một người bình thường.

Tất cả những người được Đức Chúa Trời sử dụng lớn lao trong Tân Ước đều là những gốc rễ ra từ đất khô. Kinh Thánh không bỏ qua điểm yếu họ. Họ được Đức Chúa Trời sử dụng, nhưng họ vẫn rơi vào lĩnh vực lý trí. Cả Phierơ lẫn Phao lô không có lời biện hộ. Kinh Thánh ghi lại lỗi lầm thất bại của họ, nhưng họ được Đức Chúa Trời sử dụng. Họ là người tầm thường được dùng vào công việc khác thường.

Ba công cụ chính yếu bày tỏ trong sách Công Vụ là : LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI; DANH GIÊ-SU, VÀ ĐỨC THÁNH LINH.

Lời Đức Chúa Trời Trong Sách Công Vụ

Lời Đức Chúa Trời giữ vị trí duy nhất trong ba mươi ba năm đầu trong lịch sử Hội Thánh. Lời Đức Chúa Trời giữ vị trí quan trọng trong Hội Thánh qua toàn bộ thời đại ân sủng.

Công Vụ 2:41, “Vậy những người tin nhận điều ông nói đều chịu báp-têm, và ngày hôm đó có khoảng ba ngàn người thêm vào số môn đồ”.

Họ nhận lời Đức Chúa Trời - không phải giáo lý, cũng không tín điều - nhưng là lời LOGOS.

Công vụ 4:4, “Nhưng nhiều người nghe lời họ nói thì tin, và số nam tín hữu lên đến khoảng năm ngàn người”.

Câu này không nói họ nghe các sứ đồ, nhưng là nghe lời Đức Chúa Trời

Công vụ 6:2, “Mười hai sứ đồ bèn triệu tập toàn thể môn đồ lại và nói, “Chúng tôi cứ phải bỏ việc giảng dạy Lời Đức Chúa Trời mà lo việc ăn uống là điều không đúng chút nào”.

Các sứ đồ sớm học biết vị trí LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI.

Công vụ 6:4, “Còn chúng tôi, chúng tôi phải chuyên tâm vào sự cầu nguyện và chức vụ giảng dạy Lời Chúa”.

Họ là những người đánh cá, thất học. Thánh Linh đã bày tỏ cho họ vị trí và giá trị của lời Đức Chúa Trời.

Công Vụ 6:7, “Đạo Đức Chúa Trời tiếp tục phát triển mạnh. Số môn đồ ở tạiGiê-ru-sa-lem tăng lên rất nhiều. Một số đông các thầy tế lễ cũng theo Đạo nữa”.

Hãy để ý “LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI THÊM LÊN.” Khải thị Phao lô chưa viết; bốn sách Phúc Âm chưa viết. Họ chỉ có Cựu Ước. Lời Đức Chúa Trời mà thêm lên và lớn lên trong lòng dân sự là lẽ thật mới về Chúa Giê-su.

Bạn có để ý phần cuối câu Kinh Thánh, “Cũng có một số đông thầy tế lễ vâng theo ĐỨC TIN”. Cơ Đốc Giáo được gọi “ĐỨC TIN” lúc ban đầu.

Công vụ 8:4 nói đến một sự bắt bớ khủng khiếp, Êtiên bị ném đá chết. “Vậy, những người phải tản mác ra ngoại quốc đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng của Đạo Chúa”.

Công Vụ 8:14, “Bấy giờ các sứ đồ ở Giê-ru-sa-lem được nghe rằng tại Sa-ma-ri người ta đã tin nhận Đạo của Đức Chúa Trời, họ bèn phái Phi-rơ và Giăng đến thăm”.

Philíp đi xuống Samari, tại đó cuộc phấn hưng xảy ra. Không có lời khen nào về Philíp, chỉ một số người tại Giêrusalem nghe dân Samari đã nhận LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI. Hai sứ đồ đặt tay trên họ thì họ đều nhận lãnh Thánh Linh.

Công Vụ 8:25, “Sau khi Phi-rơ và Giăng đã làm chứng và rao giảng lời Chúa, họ trở về Giê-ru-sa-lem; dọc đường họ rao giảng Tin Mừng trong nhiều làng của người Sa-ma-ri”.

Lời Đức Chúa Trời Chiếm Một Vị Thế Mới

Công Vụ 10:44 là một câu chuyện dân ngoại bang tiếp nhận Đấng Christ. Cho đến lúc này, chỉ người DO THÁI và Samari tiếp nhận Đấng Christ. Chúa hiện ra với Phierơ trong chiêm bao bày tỏ cho ông rằng ông sẽ đem Tin Lành cho dân ngoại bang. Khi Phierơ còn đương nói những lời ấy, thì Thánh Linh giáng trên mọi người nghe LỜI.

Thánh Linh giáng trên người nghe lời. Phương cách này vẫn hành động ngày nay.

Công Vụ 11:1, “Khi ấy các vị sứ đồ và anh chị em tín hữu ở Giu-đê được nghetin dân ngoại cũng tin nhận Đạo Đức Chúa Trời nữa”.

Đọc tiếp từ câu 2-17, chúng ta thấy hai thành phần hành động. Phierơ giảng lời Đức Chúa Trời, dân ngoại bang tiếp nhận Đấng Christ; Đức Thánh Linh giáng trên họ.

Lúc này khải thị trong thơ tín Phaolô chưa được viết. Họ không biết gì về TÂN TẠO VẬT, sự dạy dỗ về GIAO ƯỚC MỚI, CÔNG TÁC THAY THẾ CỦA GIÊ-SU CHRIST, HỘI THÁNH LÀ THÂN THỂ ĐẤNG CHRIST, CHỨC VỤ HIỆN TẠI CỦA CHRIST TẠI BÊN HỮU CHA. Các tín hữu lúc đó sống trong lĩnh vực giác quan. Họ chứng kiến nhiều phép lạ và vì vậy mà họ tin.

Công Vụ 13:5-7 là câu chuyện về trường Kinh Thánh tại Antiốt.

Đọc những câu kế tiếp ta thấy họ tôn trọng lời Chúa trên mọi điều khác.

Công Vụ 14:3 nói lần đầu tiên LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI được gọi là “LỜI CỦA ÂN SỦNG?” Khi đọc câu chuyện về chức vụ đầy quyền năng của các sứ đồ khiến chúng ta tha thiết chứng kiến việc này trở lại.

Hãy đọc cẩn thận phần còn lại chương này đến cuối câu 25. Đây là hành trình truyền giáo đầu tiên của Phao lô. Sự trang bị mà Phao lô có đó là LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI.

Trong chương 15 ta thấy toà công hội tại Giêrusalem. Phao lô và Banaba đi lên đó để kể lại công việc Đức Chúa Trời đã hành động qua họ trong vòng dân ngoại cũng như dân Do Thái.

Công Vụ 15:6,7- Ở đây có ghi lại, “Lời của Phúc âm.”

Công vụ 15:35-36. Đây là hành trình truyền giáo thứ hai của Phao lô. Họ trở lại các thành nơi mà họ đã giảng để an ủi khích lệ các người mới. Không phải các môn đồ là những người thông minh, khôn sáng cũng không phải vì sự đóng đinh và sự sống lại vừa xảy ra vài năm trước đó mà là vì lời Đức Chúa Trời, Danh Chúa Giê-su chiếm vị thế trong chức vụ họ và Đức Thánh Linh giữ vị trí là Đấng dẫn dắt và hướng dẫn họ.

Lời Đức Chúa Trời đem sự cáo trách, Danh Giê-su ban cho họ uỷ nhiệm thư về các phép lạ, Đức Thánh Linh bày tỏ Chúa Giê-su cho người nghe khi ban phát lời Chúa.

Công vụ 16:6 - Bạn để ý ai kiểm soát các môn đồ - Đức Thánh Linh. Chưa đến lúc để đi đến Á Châu. Các môn đồ có cơ hội bày tỏ lời Đức Chúa Trời trong các thành Thánh Linh dẫn dắt. Điều vui sướng hơn hết là có một Đấng Giám Sát đang hướng dẫn họ. Ngài vẫn ở trên đất này - đây là thời đại Ngài giúp đỡ.

Công vụ 17:11 đây là bức tranh tuyệt đẹp. Họ là người Do Thái đã có Cựu Ước, thay vì họ khước từ như người Têsalônica, đằng này họ tiếp nhận lời Chúa. Lời Đức Chúa Trời có hiệu quả phi thường làm sao!

Công vụ 18:11 là câu chuyện Phao lô tại Côrinhtô. Ông dạy lời Đức Chúa Trời tại đó một năm sáu tháng.

Công vụ 19:10-20 nói về Phao lô tại Êphêsô, một trong những công tác lớn lao nhất trong đời ông.

Công vụ 19:20, “Vậy Đạo Chúa cứ tăng trưởng cách đầy quyền năng và mạnh mẽ”

Đây là một bức tranh về lời đắc thắng.

Trong Công vụ 6:7 chúng ta thấy lời Đức Chúa Trời thêm lên.

Trong Công vụ 12:24 lời Đức Chúa Trời tăng trưởng và nhân lên.

Trong Công vụ 19:20: Lời của Chúa tăng trưởng và đắc thắng phi thường.

Ngày nay khi mà lời Đức Chúa Trời có một vị trí trong Hội Thánh, thì lời Chúa sẽ sản sinh cùng một kết quả như trên.

Bạn cần hiểu rằng đến lúc này, các thơ tín của Phao lô như Côrinhtô, Êphêsô, Philíp..... chưa viết gởi cho Hội Thánh.

Có ba khía cạnh của lời Đức Chúa Trời:

1. Lời thành nhân (Giăng 1:14).

2. Lời đã phán trong sách Công vụ.

3. Lời thành văn bao gồm trong toàn bộ Tân Ước.

Vì vậy chúng ta có lời “thành nhân”, “lời đã phán” và “lời thành văn.” Lời trong miệng Giê-su là lời của Cha đã ban cho con người qua Con Ngài. Chính là lời chữa lành, lời thực hiện phép lạ.

Lời mà các sứ đồ giảng là LỜI HẰNG SỐNG, LỜI BAN SỰ SỐNG, LỜI SÁNG TẠO, LỜI THỰC HIỆN PHÉP LẠ.

Lời mà Đức Thánh Linh ban cho chúng ta qua môi miệng các sứ đồ (bao gồm các thơ tín) không chỉ là lời thành văn, mà còn là lời hằng sống, lời ban sự sống, lời chữa lành, lời đắc thắng. Lời có Đức Chúa Trời ngự trong.

Trên môi miệng người có đức tin, lời ấy đầy đức tin, đầy tình yêu, đầy ân sủng, đầy dẫy bản chất và sự sống của Chúa.

Thật là một niềm vinh dự khi trên môi miệng chúng ta có lời hằng sống, lời ban sự sống này.

Đức Chúa Trời là tình yêu và Ngài là công chính, mà Ngài cũng là Đức Chúa Trời đức tin, vì vậy khi Ngài ban chúng cho ta bản chất sự sống lúc tái sanh, thì cũng có một lượng đức tin đến với mỗi một chúng ta (Rôma 12:3).

Tuy nhiên, sự sống Ngài phải chi phối chúng ta. Chúng ta phải được nuôi dưỡng bởi lời Chúa, và khi ta hành động, sống trên lời ấy, thì đức tin tăng trưởng bên trong ta.

Bạn cần hiểu, tin là hành động theo Lời Chúa. Đức tin là hành động theo Lời Chúa.

CÂU HỎI

1. Ai viết sách Công vụ?

2. Lời Chúa nên có vị trí nào trong hội thánh chúng ta ngày nay?

3.Nêu tóm tắt hành trình truyền giáo thứ nhất và thứ nhì của Phaolô.

4.Ba giai đoạn của Lời Chúa là gì? Xin giải thích.

5.Lời Logos nghĩa là gì?

 


 https://www.vietmenchurch.tk - Vietnamese Mennonite Church © 2010 All rights reserved.

Email: vietmenchurch09@gmail.com - Tel: (084) 8107163